Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Nhận diện thương hiệu, Bản kiểm tra nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu là một phương tiện cơ bản của sự công nhận của người tiêu dùng và đại diện cho sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Thấu hiểu được điều đó tư vấn thương hiệu iStar nghiên cứu và phát triễn hệ thống nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của mình thành công và bền vững.
Bản kiểm tra này sẽ cho bạn biết gì về các tiêu chuẩn và hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn


Bản kiểm tra nhận diện thương hiệu

1.     Như St. James Associates nói, một số bộ nhận diện thương hiệu “có hình mà không có hồn”. Đầu tiên và quan trọng nhất cuả thương hiệu là nó có hồn hay không?
2.     Tên thương hiệu có phù hợp không? Nó có giúp người ta phân biệt thương hiệu hay đơn thuần chỉ mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ?

3.     Tên thương hiệu có giúp khách hàng nhận ra lợi ích cốt lõi phân biệt với các thương hiệu khác, nhưng không quá hẹp khiến bộ nhận diện thương hiệu khó được mở rộng qua các lợi ích khác trong tương lai?
4.     Khách hàng có thích bộ nhận diện thương hiệu của bạn không? Nó có dễ nhớ không?

5.     Bạn có tránh các tên thương hiệu con không?
6.     Bạn có tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu đầy đủ và hệ thống giúp sử dụng tất cả thành phần cuả nhận dạng thương hiệu cuả bạn?

7.     Các tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu và hệ thống này có đang hoạt động không?
8.     Các tiêu chuẩn và hệ thống này có được phổ biến thông qua cẩm nang, CD, hoặc qua mạng nội bộ không?

9.     Các bộ phận và các thương hiệu con có tuân theo các tiêu chuẩn nhận diện thương hiệunày không? Có ngoại lệ nào không
10.  Tối thiểu, hệ thống nhận diện thương hiệu cuả bạn có gồm các tiêu chuẩn nhận dạng hình ảnh, màu sắc, ký tự, màu nền, độ tương phản, bố cục, kích thước, quy tắc sử dụng, và trường hợp không được sử dụng?

11.  Logo cuả bạn có hình nằm ngang không? Cách sắp xếp theo chiều ngang này tạo nên hiệu ứng hình ảnh cao nhất và là hình thức logo hữu dụng trong môi trường bán lẻ.
12.  Hệ thống nhận diện thương hiệu cuả bạn có áp dụng toàn cầu? Nghĩa của các từ, màu sắc, và ký hiệu ở các nước khác nhau sẽ khác nhau.

Khó khăn khi chuẩn bị thiết kế catalogue và in ấn

 - Gởi bản phác thảo nội dung bản thiết kế catalogue, thiết kế brochure, yêu cầu về chất lượng in ấn , kích thước mẫu thiết kế catalogue, thiết kế brochure cho những đơn vị này và yêu cầu họ báo giá và kế hoạch làm việc để hai bên cùng phối hợp

13.  Hệ thống nhận diện thương hiệu cuả bạn có bao gồm các hình dạng, màu sắc, kiểu chữ, hay giọng nói đặc trưng không?
14.  Bộ nhận diện thương hiệu của bạn có màu sắc khác biệt so với đối thủ cạnh tranh không?

15.  Hệ thống của bạn có bao gồm slogan không?
16.  Hệ thống của bạn có bao gồm âm thanh hay giai điệu không?

17.  Hệ thống cuả bạn có sử dụng trong môi trường đa phương tiện được không?
18.  Hệ thống có bao gồm trường hợp đồng – thương hiệu, đồng – marketing, hợp tác chiến lược, và tài trợ không?

19.  Có các phương pháp giúp hoà hợp thương hiệu con với thương hiệu cuả công ty mẹ?
20.  Có phương pháp và quy định để dùng thương hiệu công ty mẹ để hỗ trợ thương hiệu con không?

21.  Mọi người có đồng quan điểm về tên gọi, biểu tượng, màu sắc, bố cục, âm thanh, …, được áp dụng trong các hoàn cảnh không? Thương hiệu con và các dòng sản phẩm có đại diện cho thương hiệu mẹ và nhận diện cuả nó không?
22.  Tại mỗi điểm tiếp xúc với khách hàng (quảng cáo, môi trường bán lẻ, đóng gói,….), bạn có cân bằng trọng tâm giữa thương hiệu mẹ và thương hiệu con? Bạn có thành phần nào sẽ đi với thương hiệu mẹ và thành phần nào sẽ đi với thương hiệu con?

23.  Hệ thống có tạo ra khả năng nhớ thương hiệu và nhận diện thương hiệu trong các hoàn cảnh khác nhau không?

Bản kiểm tra nhận diện thương hiệu
24.  Hệ thống nhận diện thương hiệu có hoạt động với tất cả các ứng dụng không?

25.  Hệ thống nhận diện thương hiệu có linh hoạt để ứng phó với tình huống phức tạp không?
26.  Hệ thống nhận diện thương hiệu có áp dụng nội bộ (memo, bản tin nội bộ, báo chí nội bộ, screen saver,…) không?

27.

Bạn có tham khảo ý kiến luật sư khi thiết kế sản phẩm mới hay thương hiệu mới để tăng khả năng bảo vệ trước pháp luật?
28. Bạn có kế hoạch liên tục quản lý và bảo vệ thương hiệu trước khả năng bị loãng, bị sao chép, hoặc bị nhầm lẫn không?

sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét